Đánh giá Lỗ Thành công

Việc Lỗ Thành công giết chết người em ruột bị sử gia Ngô Trừng coi là bất nhân

...Yển dù có bị Mục Khương chỉ tay, nhưng bất quá Mục Khương chỉ là ép Lỗ công theo ý mình, chưa hẳn thực có mưu phế lập, và Yển cũng thế. Nay Kiều Như đã bị đuổi, Thành công nên tu thân, tề gia, để lấy đó cảm hóa người mẹ. Uy quyền là ở mình, Yển dù thực có tà tâm cũng không làm gì được. Nay không can được mẹ, lại còn giận đến em, giết đi; coi truyện Thuấn đối với Tượng[24] còn ra thế nào...

Lý Liêm đánh giá[25]

Thành công ở ngôi 18 năm. Từ trận An về sau, trước khi đất Vấn Dương chưa trở về Tề thì Lỗ thờ Tấn rất cẩn thận. Từ sau khi Vấn Dương về Tề, thì giữa Lỗ, Tấn có hiềm khích. Tuy nhiên, Lỗ vẫn còn thờ Tấn. Đông có thù với Tề, nam bị khuất với Sở, đặt ra Khưu giáp thì việc binh chính có đổi. Bốn vị Khanh thêm quyền, thì nhà vua kém, suy. Lỗ không còn có được một điều gì hay nữa. Kịp đến khi có lỗi với Tấn, Lỗ hội lễ táng mà bị giữ, tới lễ sính mà phải chịu thề. Bị khốn ở Sa Tùy. Bị nhục ở Thiều Khưu. Kiều Như gian dối. Phu nhân kém đức. Loạn tự trong sinh ra. Từ Ẩn công tới nay, Lỗ chưa từng đến mức như thế. Về cuối đời, may có được Tấn Điệu hưng khởi, quốc gia vô sự, mà một đời có được bầy tôi như Quý Văn tử (tức Hàng Phủ), Mạnh Hiến tử (Trọng tôn Miệt), Tử Thúc Thanh Bá (Công tôn Anh Tề), Tang Tuyên Thúc, Tang Vũ Trọng, đều là hạng hiền trí, cho nên còn có thể duy trì được, và gỡ được các nạn trong nước. Nếu không thì Lỗ không còn gì nữa.